Cách xử lý và bảo quản đá mài dao Nhật đúng cách

 Team Dao Nhật AW có thể khẳng định rằng không có con dao nào có thể bền sắc mãi theo thời gian, dù là con dao vài chục nghìn hay đến những dòng dao cao cấp hàng chục triệu đồng. Vậy nên để giữ được tuổi thọ lâu nhất có thể cho cây dao của mình, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng dao bằng các loại dầu và đá mài. 

 Bằng việc hiểu rõ cách xử lý và bảo quản đá mài, bạn sẽ có thể phát huy hết tính năng của dao làm bếp và xử lý thực phẩm nhanh gọn hơn nữa đó!

 Trong bài blog lần này, Dao Nhật chính hãng - Anniversary World sẽ giới thiệu với các bạn cách xử lý và bảo quản một viên đá mài, sao cho cả dao và đá mài của bạn sẽ được bền nhất có thể nhé! 

CÁC CÁCH XỬ LÝ ĐÁ MÀI DAO

I. Ngâm đá mài vào nước trước khi sử dụng

 Trước hết, bạn cần ngâm đá mài vào nước trước khi sử dụng. Gần đây có một số dòng nhân tạo hoặc tự nhiên không yêu cầu người sử dụng ngâm đá mài vào nước trước khi sử dụng, tuy nhiên thông thường vẫn cần phải cấp nước lên đá và dao trong quá trình mài. Đặc biệt với những dòng đá mài không có chỉ dẫn sử dụng, bạn nên chuẩn bị sẵn 1 thau nước đặt bên cách để trong trường hợp cần vẫn có thể sử dụng. Với những dòng đá mài có yêu cầu ngâm trước khi sử dụng, bạn chỉ nên ngâm đá với thời gian được chỉ định sẵn, không nên bỏ ra trước hoặc sau thời gian đó quá lâu.

 Độ ẩm lý tưởng nhất là khi bạn để ngiêng mặt đá và gạt hết nước đi, sau 20 giây sờ lại vào đá vẫn thấy còn ẩm là đạt. Ngoài ra chúng mình cũng không khuyến khích việc ủ đá vào trong khăn ướt, vì dựa trên đặc tính của 1 vài loại đá, chính việc ủ khăn ướt lại là tác nhân khiến đá mài bị khô đi.

 

II. Cố định đá mài trên mặt phẳng

 Nên cố định đá mài trên một mặt phẳng nhất định, vì nếu đá mài không được cố định mà liên tục bị xê dịch khi mài, thì dù kỹ thuật mài của bạn có tốt đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể mài dao sắc lên được. 

 Bạn có thể sử dụng các loại đế cố định được bạn trên thị trường để cố định đá mài, hoặc một cách tiết kiệm hơn đó là sử dụng chính miếng giẻ ướt tại nhà mình, kê đá mài lên trên, vậy là bạn đã tạo ra một mặt phẳng chống xê dịch hơn rất nhiều rồi.

 

III. Cấp nước cho đá trong lúc mài

 Sau khi ngâm nước cho đá mài, tuy đá đang trong tình trạng rất ẩm, nhưng chỉ cần bạn bắt đầu mài dao thì mặt đá sẽ dần trở nên khô lại. Hiện tượng mặt đá khô lại này là do việc thoát nước sau khi có ma sát giữa bề mặt đá và độ ẩm phía trong không thoát được lên bề mặt. 

 Khi bắt đầu mài, bạn sẽ thấy có một lớp nước đục ở trên bề mặt đá. Phần nước đục này chứa những mạt đá của đá mài, và là phần cực quan trọng giúp quá trình mài dao của bạn dễ dàng, cũng như sắc bén hơn. Vậy nên tuyệt đối không tráng sạch lớp nước đen đục này đi, mà chỉ cấp 1 lượng nước vừa đủ trong quá trình mài dao thôi nhé!

 

IV. Rửa sạch dao và đá mài khi muốn chuyển đá

 Thông thường, nhiều người sẽ chuyển luân phiên từ đá trung sang đá tinh, đá thô sang đá trung... để hoàn thiện cây dao của mình trong 1 lần mài. Tuy nhiên giữa mỗi các bước này, bạn nên rửa sạch đá, dao và tay của mình, cực kì lưu ý không để mạt đá từ lần mài trước còn bám lại trên dao, bởi điều này vừa có thể gây tổn hại đến mặt dao, vừa tác động xấu đến viên đá mài bạn đang chuẩn bị sử dụng tiếp. 

 Ngoài ra đối với thau nước dùng để cấp nước khi mài cũng có thể lẫn mạt đá của những lần mài trước đó, vậy nên bạn cũng nên nhớ thay nước trong thau mỗi khi chuyển đá nha. 

 

 Trên đây là cách xử lý khi sử dụng đá mài để việc mài dao trở nên dễ dàng và hiệu quả nhất có thể. Cùng đón đợi bài blog tuần sau của team Dao Nhật AW để biết thêm về cách bảo quản và bảo trì đá nhen.💖💖

 

 Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng để lại lời nhắn, nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ cho quý khách ngay khi có thể.

 

From Anniversary World with love! 💖💖

 

블로그로 돌아가기

댓글 남기기